Chương trình gia sư Văn Lớp 1- 12:
Khi nhận lớp dạy kèm môn tiếng Việt hay ngữ văn, trung tâm sẽ căn cứ vào học lực, mục tiêu học tập của từng học sinh ở mỗi cấp học để soạn thảo giáo trình riêng cho phù hợp. Những giáo trình này nhằm lấy lại kiến thức cơ bản hay bồi dưỡng cho học sinh giỏi. Tất cả giáo án này phải được bám sát vào chương trình sách giáo khoa hiện hành.
🔆 Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học : lớp 1 2 3 4 5
1. Phương pháp dạy học Học vần
2. Phương pháp dạy học Tập viết
3. Phương pháp dạy học Chính tả
4. Phương pháp dạy học Tập đọc
5. Phương pháp dạy học Luyện từ và câu
6. Phương pháp dạy học Tập làm văn
7. Phương pháp dạy học Kể chuyện
🔆 Môn Ngữ văn Cấp 2 Lớp 6 7 8 9
- Học sinh Lớp 6: Thành thạo Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Học sinh Lớp 7: Thành thạo Bố cục, mạch lạc trong văn bản, luyện tập các yếu tố tự sự, miêu tả cách làm văn biểu cảm
- Học sinh Lớp 8: Thành thạo tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Học sinh Lớp 9: Thành thạo Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
🔆 Môn Ngữ văn Cấp 3 Lớp 10, 11, 12
- Học sinh Lớp 10: Nắm vững Các tác phẩm văn học dân gian, văn học nước ngoài và tác phẩm văn học trung đại như Phú sông bạch đằng, đại cáo bình ngô, truyện kiều.
- Học sinh Lớp 11: Nắm vững Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật truyện ngắn, Phong cách ngôn ngữ báo chí, Các thể loại tiêu biểu như bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.....
- Học sinh Lớp 12:
- Dạy những tác phẩm mới như :Tây tiến, Đất nước, Sóng, Vợ chồng A Phủ, Vợ Nhặt, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương Ba da hàng thịt
- Ôn tập lại tất cả những tác phẩm trước đó
=> Chuẩn bị cho kì thi trung học quốc gia. Một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời.

🔆 DẠY NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH (truyện/thơ)
✔ Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời (ý khái quát)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn nếu có)
✔ Thân bài
a.Nghị luận tác phẩm/ đoạn trích:
- Làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật
- Khi nghị luận 1 đoạn cần lưu ý đặt đoạn trích trong chỉnh thể tác phẩm để nghị luận
- Tùy thể loại, lựa chọn cách khai thác
* Nếu là truyện: phân tích dựa vào cốt truyện, nhân vật
- Chú ý cách xây dựng tình huống, cách xây dựng nhân vật, tính cách nhân vật.
- Giọng văn
- Khai thác sâu tình liên quan: hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ nhân vật ( có thể tách hoặc đan xen giữa nghệ thuật và nội dung)
* Nếu là thơ: Xen kẻ giữa nội dung và nghệ thuật
- Cách 1: Phân tích theo mạch cảm xúc của tác phẩm (theo trình tự)
- Cách 2: Phân tích theo luận điểm
* Chú ý khai thác bút pháp, giọng điệu, hình ảnh, ngôn từ, cách gieo vần, phối thanh, phối âm, các biện pháp tu từ…
b. Đánh giá:
- TP/đoạn văn/ đoạn thơ thành công gì về nghệ thuật? Nghệ thuật đó góp phần diễn tả nội dung gì?
- Qua tác phẩm/ đoạn văn/ đoạn thơ em hiểu gì về tác giả và những cống hiến của họ (so sánh nếu có)
- Tác phẩm/ đoạn văn/ đoạn thơ khơi gợi trong em điều gì?
- Tác phẩm/ đoạn văn/ đoạn thơ góp phần gì cho tác giả, cho nền văn học
✔ Kết bài: Sức sống của tác phẩm/ đoạn trích