Gia Sư Tiếng Việt Lớp 4, 5 tại nhà
Home » gia sư lớp 4 tphcm » gia sư tiếng Việt
Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 4, 5
I. TẬP ĐỌC
A. Bài cũ:
Kiểm tra đọc kết hợp đọc hiểu.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đề.
Đối với bài Tập đọc mở đầu một chủ điểm mới giáo viên cần giới thiệu một vài nét chính về chủ điểm đó.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
- HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn đọc
*Luyện đọc tiếp nối từng đoạn
+ Lần 1: HS đọc liền mạch
Luyện đọc tiếng, từ, câu khó.
+ Lần 2: HS đọc cuốn chiếu - giải nghĩa từ khó: có thể từ ở phần chú giải hoặc những từ mới,...
+ Lần 3: HS đọc liền mạch.
* HS đọc theo cặp.
* HS đọc cả bài.
* GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- GV chia bài thành đoạn đọc hiểu .
- Có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm (có định hướng) lần lượt giải quyết các câu hỏi SGK. Chọn từ để giảng và trả lại văn cảnh, ghi bảng.
- Có thể ghi ý chính lên bảng.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- HS đọc nối tiếp, nêu giọng đọc của đoạn, bài.
- HS đọc lại bài.
- Luyện đọc điễn cảm 1 đoạn.
- HS thi đọc trước lớp. nếu bài có phân vai thì để cho HS tự chọn vai.
5. Củng cố:
- GV nêu câu hỏi rút ra nội dung chính của bài - ghi bảng.
* Dặn dò: Học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
II. KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC NGHE, ĐƯỢC ĐỌC;
A. Bài cũ:
Nêu thể loại truyện, kể lại truyện hôm trước đã học kết hợp trả lời câu hỏi.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của bài tập (dựa vào gợi ý SGK).
a. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- HS đọc đề - GV viết đề lên bảng
- Gạch chân những chữ trong đề bài để giúp HS xác định đúng yêu cầu.
- HS đọc lần lượt gợi ý SGK.
- Lưu ý HS những truyện nào có trong SGK, truyện nào không có trong SGK, khuyến khích HS tìm những câu chuyện ở ngoài.
- HS nối tiếp nêu tên câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mà mình định kể.
b. HS thực hành kể chuyện - trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp (trao đổi về nhân vật chính, tính cách của nhân vật hoặc nêu ý nghĩa câu chuyện).
- Thi kể chuyện trước lớp:
+ GV dán tiêu chí đánh giá lên bảng
+ HS kể
+ HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, tính cách của nhân vật.
+ HS đánh giá, nhận xét theo 3 tiêu chí.
+ HS bình chọn bạn kể chuyện hay, bạn chọn được chuyện hay, bạn ham đọc sách báo nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
+ Giúp học sinh xác định yêu cầu của đề:
- Giáo viên ghi đề lên bảng – H xác định yêu cầu của đề.
- Nêu rõ ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện yêu cầu của đề:
Bố cục, trình tự, nét nổi bật
Chữ viết, cách trình bày bài văn
. Công bố kết quả, điểm, biểu dương những bài viết hay, có sáng tạo, những em có nhiều tiến bộ.
2. Hướng dẫn học sinh chữa bài:
- Trả bài làm cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài của mình.
- Hướng dẫn chữa lỗi:
. Lỗi sai phổ biến của cả lớp như nội dung, bố cục, cách dùng từ đặt câu (cụ thể).
. Học sinh tự sửa lỗi trong bài (viết ở dưới).
. Đổi vở để kiểm tra
3. Hướng dẫn học sinh cách viết văn hay:
- Giáo viên đọc một bài văn hay (có thể lấy bài viết của học sinh hay một bài văn mẫu).
- Học sinh trao đổi nhận xét: Các biện pháp, bố cục, câu,…
4. Hướng dẫn học sinh chọn - viết một đoạn trong bài làm cho tốt hơn (có thể là mở bài hoặc một đoạn ở thân bài) có thể do mắc lỗi chính tả, cách dùng từ chưa đúng, câu chưa rõ ý,…
Có thể tổ chức bằng nhiều hình thức: Thi viết mở bài hay, dùng từ hay,…
Lượt xem: