6 Bí Quyết Giúp Bạn Học Bài Nhanh, Nhớ Bài Lâu
Trong quá trình học tập, nhất là đối với các môn xã hội như Văn, Sử, Địa... yêu cầu học thuộc, bạn cần có kỹ năng ghi nhớ để giúp bạn học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, Olympia hoạt động trong lĩnh vực gia sư, luôn không ngừng tìm hiểu và áp dụng các phương pháp học tập mới giúp học sinh tiến bộ một cách rõ rệt.
Dưới đây là chia sẻ cho bạn 6 bí quyết làm sao có thể học bài nhanh và ghi nhớ bài lâu
Top 6 bí quyết ghi nhớ hiệu quả này để giúp bạn học bài nhanh, nhớ bài lâu
Bí quyết 1: Xác định vấn đề cần nhớ
Ví dụ: Môn Văn, bạn học về nhà nhơ Xuân Diệu. Bạn cần xác định vấn đề cần nhớ về tác giả:
- Tiểu sử, sự nghiệp (Tên, quê quán, năm sinh, năm mất,...)
- Các tác phẩm nổi bật
- Phong cách thơ
Bí quyết 2: Hiểu nội dung cần nhớ
Ví dụ: Học về Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu
Bạn cần hiểu nội dung: Tên đầy đủ, bút danh, cha mẹ ông, nơi ông sinh ra, nơi ông lớn lên...
Bí quyết 3: Luôn ghi chép
Bạn học đến đâu, luôn ghi chép lại những ý quan trọng. Mỗi lần ghi chép cũng là một lần nhớ, giúp bạn chủ động trong việc học.
Bí quyết 4: Nhớ bằng cách vận dụng sự liên tưởng
Ví dụ: Trong môn hóa học, khối lượng nguyên tử của bạc (Ag) là 108. Bạn có thể liên tưởng tới bộ phim Thủy Hử để nhớ về khối lượng nguyên tử của kim loại bạc: 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Bí quyết 5: Tập trung vào số trang bạn nhớ được chứ không phải học được bao nhiêu trang
Ví dụ: Cuối kỳ, cô giáo cho đề cương môn Lịch sử, bạn làm hết và bắt đầu học thuộc. Bạn hãy dành thời gian ngồi nghĩ xem bạn đã nhớ được những gì.
Bí quyết 6: Luôn gạch dưới những ý cần nhớ
Ví dụ: Trong đề cương môn lịch sử, bạn cần gạch chân (có thể dùng bút đánh dấu) những từ khóa quan trọng, những ý cần nhớ để giúp bạn ghi nhớ đề cương 1 cách sâu hơn.
Qua bài viết và video này, bạn hãy áp dụng ngay vào cách học hiện tại để nâng cao hiệu quả học tập. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm cách ghi nhớ bài bằng sơ đồ tư duy, tìm hiểu thêm về "sơ đồ tư duy trong học tập"
Cách học thuộc nhanh, dễ dàng một công thức, một đoạn thơ, đoạn văn
Những ngày cuối tháng 4 này là những ngày các bạn học sinh đang bắt đầu một mùa ôn luyện kiến thức để trải qua các kì thi quan trọng.
Vậy bạn đã biết cách học thuộc nhanh một công thức toán học, một đoạn thơ,… hay chưa? Xin mời các bạn tham khảo bài viết của ngonz dưới đây.
Học thuộc lòng và lợi ích của việc học thuộc lòng
Học thuộc lòng được hiểu là một cách học bằng sự ghi nhớ của trí não toàn bộ nội dung đúng từng từ, từng câu chữ qua việc đọc lại một cách trôi chảy, thuần thục mà không cần nhìn vào chữ.
Xét về mặt khoa học, nó là một quá trình làm việc của trí não con người bao gồm nhận dạng đặc điểm, tạo ra mỗi liên hệ và nhập đầy đủ các thông tin vào não và thể hiện bằng cách nhắc lại nhiều lần.
Lợi ích của cách học này
Việc học thuộc lòng mang lại lợi ích rất lớn đối với việc học tập và quá trình rèn luyện kĩ năng học tập của học sinh. Nó khác hẳn với việc học vẹt – không hiểu bản chất vấn đề, không hiểu nội dung bài học.
Việc học thuộc lòng mang lại hệ thống kiến thức được ghi nhớ một cách logic, khoa học và có chọn lọc. Nhất là đối với các môn xã hội như: Văn, sử, địa và cả các môn tự nhiên khác có yêu cầu về khái niệm, công thức tính toán.
Giúp các em làm tốt các nội dung trong thi cử tốt hơn.
Quá trình ghi nhớ thuần thục giúp các em có thể sáng tạo hơn và linh hoạt hơn trong các môn học có công thức tính toán như toán, lý, hóa.
Hay sự ghi nhớ những ý chính, mốc lịch sử, nội dung chính của các môn xã hội để vận dụng trong bài học, bài thi và thực tế được tốt hơn.
Không những vậy, học thuộc lòng còn giúp cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế được tốt hơn.
Các em có thể vận dụng các kiến thức được ghi nhớ trong đầu để áp dụng vào thực tế cuộc sống và qua đó đúc rút được nhiều bài học cho bản thân được tốt hơn.