ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2019
Home » gia sư hóa TPHCM » đề thi thử môn hóa TNPT quốc gia
Họ, tên thí sinh:..............
Số báo danh:...................
Cho : C=12; H=1; O=16; N=14; P=31; S=32; Cl=35,5; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Mn=55; Cr = 52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137; Pb=207.
Câu 1: Một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong, khi để vật trong không khí ẩm xảy ra quá trình ăn mòn kim loại là
A. ăn mòn hóa học, Fe bị oxi hóa. B. ăn mòn điện hóa học, Fe bị oxi hóa.
C. ăn mòn điện hóa học, Sn bị oxi hóa. D. ăn mòn hóa học, Sn bị oxi hóa.
Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3 phản ứng vừa đủ với 100,0 ml dung dịch HCl 1,4M thu được 6,29 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,22. B. 3,70. C. 1,18. D. 2,44.
Câu 3: Thành phần chính của đường mía là
A. fructozơ. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glucozơ.
Câu 4: Từ xenlulozơ không thể chế hóa ra sản phẩm nào sau đây?
A. Thuốc súng không khói. B. Tơ axetat.
C. Thuốc nổ đen. D. Tơ visco.
Câu 5: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây dùng để tạo ra tơ tổng hợp?
A. Trùng hợp etilen. B. Trùng hợp vinyl axetat.
C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng hợp vinyl xianua.
Câu 6: Kim loại có độ cứng lớn nhất và kim loại dẻo nhất lần lượt là
A. Cr và Au. B. W và Ag. C. W và Au. D. Cr và Ag.
Câu 7: Chất Y là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất aminiac, clorua vôi, vật liệu xây dựng,… Công thức của Y là
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. KOH.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một α- amino axit X có dạng H2N-CnH2n-COOH, thu được 0,3 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
A. C2H5O2N. B. C3H7O2N. C. C3H6O2N. D. C5H11O2N.
Câu 9: Cho 4,8 gam bột Mg vào dung dịch Cu(NO3)2 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại (gam) thu được là
A. 4,8. B. 12,8. C. 19,2. D. 0,0.
Câu 10: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH.
A. Alanin. B. Axit fomic. C. Phenol. D. Ancol etylic.
Câu 11: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O.
B. CH3COOH + C2H5OH ` CH3COOC2H5 + H2O.
C. C2H5OH ` C2H4 + H2O.
D. CH3COOH + NaOH ` CH3COONa + H2O.
Câu 12: Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. Al2O3. B. CrO3. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 13: Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị.
C. kim loại. D. kim loại và cộng hoá trị.
Câu 14: Lên men một lượng glucozơ, thu được a mol ancol etylic và 0,1 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,15. C. 0,30. D. 0,20.
Câu 15: Cho ancol etylic phản ứng với axit axetic có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng thu được este X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C3H7COOCH3. B. CH3COOC3H7. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 16: Chất nào sau đây không làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?
A. Na2CO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. HCl.
Câu 17: Dãy chỉ gồm những amino axit có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH là
A. Val, Gly, Ala. B. Lys, Ala, Glu. C. Gly, Glu, Ala. D. Glu, Ala, Lys.
Câu 18: Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH loãng?
A. Cr2O3. B. K2SO4. C. Cr(OH)3. D. SiO2.
Câu 19: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. K. B. Mg. C. Al. D. Fe.
Câu 20: Cho dãy các chất sau: (1) CH3NH2; (2) C6H5-NH3Cl, (3) H2N-CH2-COOH, (4) HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. Số chất trong dãy làm đổi màu quỳ tím sang đỏ là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 21: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Saccarozơ không làm mất màu nước brom.
B. Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh, dạng sợi.
Câu 22: Phản ứng có phương trình ion thu gọn ` là
A. 2HCl + BaCO3 BaCl2 + H2O + CO2.
B. 2CH3COOH + Na2CO3 ` 2CH3COONa + H2O + CO2.
C. H2SO4 + Na2CO3 ` Na2SO4 + H2O + CO2
D. HCl + KHCO3 ` KCl + H2O + CO2.
Câu 23: Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 48,28 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong Z là
A. 32,43%. B. 7,55%. C. 6,76%. D. 6,52%.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm gồm 2 kim loại kiềm thổ Y, Z thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau (MY< MZ). Cho m gam X vào nước dư thấy thoát ra V lít khí; cũng cho m gam X vào dung dịch HCl dư thoát ra 3V lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí ở cùng điều kiện. Thành phần % khối lượng của Y trong X là (Biết Nhóm IIA gồm Be =9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba=137)
A. 66,67%. B. 54, 54%. C. 33,33%. D. 45,46%.
Câu 25:
Cho các
phát biểu sau :
(a) Các peptit đều
có phản ứng màu Biure
(b) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày
của động vật ăn cỏ.
(c) Bột ngọt (mỳ
chính) là muối điNatri của axitglutamic
(d)
Trùng hợp vinylclorua thu được polivinylclorua(PVC)
(e)
Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha
chế thuốc.
Trong các phát biêu trên, số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 26: X là một
hiđrocacbon ở thể khí, nhẹ hơn không khí.
- m gam X vào dung dịch AgNO3/NH3
dư thì thu được 1,3 gam kết tủa vàng
- m gam X phản ứng tối đa mới a mol Br2 trong dung dịch.
Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,2 C. 0,05 D. 0,15
Câu 27: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y có mạch cacbon phân nhánh.
B. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
C. Z không làm mất màu dung dịch brom.
D. Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1>n2 = n3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. MgCl2, Cu(NO3)2. B. FeCl3, NaCl.
C. NaCl, FeCl2. D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Na2CrO4, thu được dung dịch có màu da cam.
(b) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
(c) Các chất ancol etylic (có trong đồ uống có cồn), nicotin (có nhiều trong thuốc lá) thuộc loại chất gây nghiện còn các chất mophin, cocain, amphetamin thuộc loại chất ma túy. Khi sử dụng những chất này đều rất nguy hiểm, có hại đến sức khỏe.
(d) Thạch cao sống được dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể đun sôi nước hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
(g) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số là phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 30: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T
với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Chuyển màu xanh |
Y |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh tím |
Z |
Cu(OH)2 |
Có màu tím |
T |
Nước Brom |
Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
B. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng.
C. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
D. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam một triglixerit X bằng O2 dư thu được 25,536 lít CO2 (đktc) và 18,36 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,02 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 6,12 gam natri stearat và m gam muối natri của một axit béo Y. Giá trị của m là
A. 6,04. B. 3,06. C. 5,56. D. 12,08.
Câu 32: Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong hỗn hợp M là
A. 32,14%. B. 24,11%. C. 40,18%. D. 48,21%.
Câu 33: Hỗn hợp X chứa chất A(C5H16O3N2) và chất B(C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD<ME) và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 17,25. Khối lượng của muối D trong hỗn hợp Y là
A. 8,04 gam. B. 2,12 gam. C. 4,02 gam. D. 1,06 gam.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO. Cho 28 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm theo số mol của CuO trong X là
A. 41,43%. B. 33,33%. C. 16,67%. D. 51,79%.
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3
và CaC2. Cho 40,3 gam X vào H2O dư, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm ba khí. Đốt
cháy Z cần 1,475 mol oxi thu được khí
CO2 và 20,7 gam H2O.
Nhỏ
từ
từ V lít dung dịch
HCl nồng độ x (mol/l) vào Y, được kết
quả biểu diễn
theo hình vẽ:
Giá trị của x là
A. 0,05. B. 0,1. C. 1,25. D. 2,5.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy (catot bằng thép, anot bằng than chì).
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Nung nóng AgNO3.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(e) Cho Mg vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt CuSO4 loãng.
(g) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí đơn chất là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 37: Điện phân dung dịch X gồm KCl và Cu(NO3)2 (tỉ lệ mol tương ứng là 1:3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A trong 19300 giây, thu được dung dịch Y và V ml khí (đktc). Cho 5,008 gam bột Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,224 lít khí NO (đktc) và 3,560 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của V là
A. 2688. B. 1792. C. 3584. D. 89,6.
Câu 38: Cho Z là este hai chức được tạo bởi X, Y và 1 ancol no. X là axit cacboxylic no, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học. Cả X, Y, Z đều thuần chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 71,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z thì thu được 43,2 gam H2O. Mặt khác 71,4 gam E phản ứng được tối đa với dung dịch có chứa 0,9 mol NaOH, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa 93,9 gam các chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Phần trăm khối lượng của X trong E là 9,66%.
(b) Số mol của Y trong E là 0,2.
(c) Khối lượng của Z trong E là 12,9 gam.
(d) Tổng số nguyên tử (C, H, O) của Y là 12.
(e) X tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3. Cho 15,84 gam X phản ứng hết trong dung dịch chứa 1,08 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 149,16 gam và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,6 gam chất rắn khan. Phần trăm theo số mol của Al2O3 có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12,0. B. 25,0. C. 13,0. D. 4,0.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 41,05 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 17,64 lít khí O2. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thu được 20,72 lít hỗn hợp khí CO2 và N2. Thể tích các khí đo ở đktc. Thành phần % theo khối lượng của axit cacboxylic có phân tử khối nhỏ hơn trong X là
A. 19,63%. B. 14,02%. C. 30,62%. D. 28,64%.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------