Môn học về văn hóa, lịch sử, địa lý, con người Sài Gòn
Môn học về văn hóa, lịch sử, địa lý, con người Sài Gòn
Home » gia sư tphcm » Có cần môn học về văn hóa, lịch sử, địa lý, con người Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM?
1/ Môn học này có thật: Nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, địa lý, con người Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM. Gọi là TP.HCM học hay Sài Gòn học cũng được. Bạn tự học, từ vị trí công việc của mình, hoặc ở trường đời, hoặc ở Học viện Cán bộ TP.HCM. Tức là, theo lẽ tự nhiên, bạn đã qua được học phần cơ bản này sau 6 tháng nhập cư vào thành phố, rồi tự học sâu hơn, kiến thức sẽ dày hơn qua những va vấp, đớn đau, thất bại, rồi gặt hái thành công. Còn những viên chức làm ở Phường/ Xã (trở lên) của thành phố này, được học Sài Gòn học khoảng 30 tiết, trong kiến thức chung về quản lý đô thị, sau đó bổ sung dần trong quá trình công tác. Người nào thực hành tốt các kiến thức về thành phố Hồ Chí Minh học sẽ rất được dân thương, lãnh đạo tin dùng. Như vậy, tất cả đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đương nhiên là có kiến thức tương đối dày hơn người bình thường về Sài Gòn học.
2/ Không muốn nhắc lại chuyện không hay, nhưng riêng bà nghị kiến nghị về "Chuẩn văn hóa người nhập cư" là kiến thức mỏng về Sài Gòn học, mới phát ngôn gây đụng chạm tới số đông cư dân của thành phố này. Dùng lu đựng nước chống ngập là một phát hiện xưa cũ và không có tính khả thi; nhưng cộng đồng mạng dậy sóng là vì lời lẽ bà nghị khiến họ bức xúc ở chỗ muốn đuổi họ về bản quán. Tất nhiên, bà nghị đúng ở chỗ muốn nâng chuẩn văn hóa người nhập cư; nhưng không gian phát biểu là sai, nghị trường không phải là giảng đường. Bà nghị buồn vì nghĩ thế gian chưa hiểu đúng ý mình, bị sốc tâm lý, xin nghỉ phép một thời gian. Rõ ràng, tôi cũng là kẻ nhập cư, bà nghị cũng vậy, cho nên, trong thời gian lắng lòng này, bà nghị nên học bổ sung về Sài Gòn - Gia Định - Tp.HCM học. Kiến thức này rất cần cho khoa Đô thị học, rất cần cho những ai muốn làm cư dân sống đúng, sống đẹp ở thành phố văn minh này. Đừng chảnh, ở khía cạnh nào đó, Tiến sĩ Dân tộc học vẫn chưa học một số kiến thức mà, và đừng bao giờ nghĩ SAI là Tiến sĩ đương nhiên là thầy của Cử nhân. Ở đời không hề có cái đương nhiên này. Ví dụ dễ hiểu Tiến sĩ Ngôn ngữ học làm sao là thầy của Cử nhân điều dưỡng? (Nếu không muốn nói là thời THPT biết đâu môn học dở tệ của tiến sĩ là lý, hóa, sinh,...)
3/ Vì sao nghị sĩ nói ra là dân nghe phát ghét? Còn nghệ sĩ thì rất được dân thương? Ở khía cạnh Sài Gòn học, với tính nhạy cảm, nghệ sĩ giỏi nắm bắt các vấn đề về văn hóa - con người hơn nghị sĩ !!! Xin lỗi một người Sài Gòn mà mình yêu lắm, phải lấy tên anh làm dẫn chứng: Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc. Xét ra, anh ấy cũng từng ... nhập cư vào thành phố này. Thành Lộc chưa bao giờ có phát ngôn gây tổn thương cho khán giả, kể cả những câu phỏng vấn hóc hiểm, cài cắm, anh đều vượt qua. Và MC Lê Đỗ Quỳnh Hương, xin lỗi em, chính xác cũng nhập cư vào thành phố. Quỳnh Hương đọng lại mãi trong lòng công chúng ở khái niệm SẾN SANG bằng chương trình "Thay lời muốn nói". Trái tim nhà văn nhạy cảm đã giúp Quỳnh nâng tầm các kiểu sến súa bình dân Nam Bộ thành ... sến thời @. Chắc chắn, Quỳnh Hương có học 30 tiết bắt buộc (vị trí công tác yêu cầu), nhưng cơ bản là MC có nền tảng kiến thức vững, có chiều sâu văn hóa, có ứng xử văn minh.
Văn hóa và người Sài Gòn
4/ Và một nghệ sĩ nữa, rất giỏi "Sài Gòn học" nên rất thành công: Nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân. Chắc không cần dùng 2 từ "nhập cư" ở lý lịch trích ngang, mà phải khẳng định rằng Hồng Vân đã khai thác "một cái đỉnh" của nhập cư để làm nghề: Giữa Sài Gòn mà thoại kịch bằng giọng Bắc. Và đừng ai .... dại dột hỏi xem trong hàng trăm diễn viên của Sân khấu Hồng Vân, em nào nhập cư? (Xuân Nghị và nhiều hơn nữa). Và dại đột đến đỉnh khi hỏi hàng ngàn khán giả của chị, ông bà nào nhập cư? Sẽ bị chửi bằng thơ luôn đó... Rất thương Hồng Vân ở "Xóm trọ 3D", cũng là khai thác một cái "đỉnh nhập cư" nữa: Cộng đồng LGBT. Chị Vân ơi, giới tính thứ 3 ... cũng cần cập nhật kiến thức về Sài Gòn học phải không chị? Và trong tình đồng nghiệp, có phải ở "Xóm trọ 3D", Hồng Vân đã tạo điều kiện cho Minh Nhí sống động, linh hoạt, tài hoa trong tư cách một diễn viên dạn dày kinh nghiệm? (Người nghệ sĩ sợ lắm sự nghiệt ngã của thời gian...)
5/ Thôi thì, xét theo quán tính môn vật lý, cái lu khó lăn đi xa hơn cái lon; muốn lăn được cái lu phải có nhiều sức hơn. Rất mong mỗi ngày uống cà phê (hay bất cứ món nào), chúng ta cùng bổ sung cho nhau kiến thức và tình yêu Sài Gòn - Gia Định - Tp.HCM. Chỉ xin, uống cà phê thì chỉ cần đủ sức trả tiền ly cà phê, đừng mang theo bằng cấp và nhớ là học vị chỉ có giá trị ở giảng đường (Nói với học trò không khó bằng nói với thế gian).
Nguồn: FB Thầy Hien Nguyen