Thủ thuật sử dụng Youtube để học tiếng Anh
Thủ thuật sử dụng Youtube để học tiếng Anh
Mục tiêu: giúp các bạn nghe tốt tiếng Anh, hoàn toàn tự tin giao tiếp với người bản xứ. Và là nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ lâu dài.
Yêu cầu: một máy tính có kết nối Internet, biết sử dụng website youtube.com và một số dịch vụ miễn phí khác của google.
Đối tượng: tất cả các bạn yêu thích học tiếng Anh giao tiếp, không quan tâm lứa tuổi, những người không có điều kiện tài chính cũng như thời gian. Không phù hợp cho người học tiếng Anh để có điểm cao ở trường đâu nhé !.
Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả
Thời gian: trong vòng 6 tháng, hoặc nhanh hơn, và các bạn có thể cảm nhận sự tiến bộ rõ rệt.
1. Xem và nghe video tiếng Anh trên website www.youtube.com.
Hãy quan sát quá trình một đứa trẻ học tiếng Mẹ đẻ như sau:
1. Nghe => 2. Nói => 3. Đọc => 4. Viết.
Bạn có bao giờ ngẫm nghĩ về điều này chưa ? Tôi tin chắc rằng, các bạn cũng học tiếng Việt theo trình tự như vậy. Vậy Nghe là kỹ năng nên được ưu tiên số một, khi học một ngôn ngữ không ? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin đặt ra một trường hợp ngược lại. Có người nào Nói được tiếng Anh, Đọc được tiếng Anh, Viết được tiếng Anh nhưng Nghe không hiểu tiếng Anh ? Tôi xin khẳng định là có 100% và chính tôi là người đầu tiên trong nhóm đó. Một sự thật đáng buồn khi vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên, thậm chí giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, Nghe không hiểu tiếng Anh trong quá trình giao tiếp. Tôi không muốn bàn luận sâu về việc giáo dục ngoại ngữ ở các trường phổ thông của Việt Nam, tôi nhất mạnh điều này như là một kinh nghiệm xương máu, rút ra trong quá trình học tiếng Anh của bản thân.
Xin chia sẽ câu chuyện của tôi như sau. Tôi đã từng đạt 9.8/10 điểm trung bình môn Anh văn khi còn học cấp hai. Nhưng tôi đã "toát mồ hôi hột" khi nói chuyện với người nước ngoài, không muốn nói là hầu như không đối thoại được với họ. Tôi đã tự hỏi "tại sao vậy ?" Hình như họ nói quá nhanh ? Những từ họ sử dụng, tôi chưa được học ở trường ? . Ôi chao! tôi thực sự "buồn" cho chính bản thân tôi, mãi đến khi tôi tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, lúc đó tôi đã đậu vào đại học ở Sài gòn. Các bạn có bị rơi vào tình huống như tôi không? Hy vọng là không. Vậy bài học của tôi là "hãy khởi đầu việc học tiếng Anh bằng cách Nghe, và nghe tiếng Anh như một đứa trẻ học tiếng Mẹ đẻ".
Vậy nếu luyện Nghe tiếng Anh trước, thì vốn từ vựng (Vocabulary) đâu mà nghe ? Một câu hỏi rất hay, khiến nhiều người đồng tình. Nếu bạn cũng đồng ý với câu trả lời này. Xin phép cho tôi hỏi bạn một câu rằng: "7 năm học tiếng Anh ở trường phổ thông, với một lượng lớn từ vựng được tích lũy. Bạn có tự tin, bạn Nghe hiểu được tiếng Anh khi giao tiếp với người nước ngoài ?". Vậy thì, nghịch lý này là do đâu ?. Thật đơn giản, đó chính là: Chúng ta cố học từ vựng nhiều, nhưng chưa học từ vựng đúng cách. Cùng với một niềm tin sắt đá, nếu học càng nhiều từ vựng thì tôi càng giỏi tiếng Anh. Sau đây là bài viết Học từ vựng theo phương pháp nghĩa tròn vẹn (full-meaning), sẽ giúp bạn tìm ra lời giải cho vấn đề trên. Từ vựng cần thiết để bạn Nghe tốt , hoàn toàn có thể học bằng cách Nghe từ những video đơn giản trước.
Học từ vựng thông qua nghe video tiếng Anh, giúp bạn tích lũy được những từ vựng mới thường được sử dụng nhất. Đây thực sự là cách học ngôn ngữ khoa học, nó giúp bạn không phải tốn quá nhiều thời gian, sức lực học những từ vựng không cần thiết, ít khi sử dụng. Bộ não của bạn sẽ tập trung ghi nhớ những từ cần thiết nhất, thường được sử dụng nhất. Bạn biết không, một người bản xứ nói tiếng Anh giỏi, cũng chỉ phải ghi nhớ vài ngàn từ mà thôi, bạn không cần thuộc cả một quyển từ điển tiếng Anh dày hơn 500 ngàn từ đâu. Nhiều người cho rằng : người học giỏi tiếng Anh phải là người có trí nhớ tốt, ghi nhớ được nhiều từ vựng. Theo tôi "trí nhớ tốt" là một ưu thế chứ không phải là yếu tố quyết định giúp một người học giỏi tiếng Anh. Vì học thuộc nghĩa một từ vựng tiếng Anh thì dễ, nhưng nhớ cách phát âm, biết cách sử dụng nó như thế nào cho nhanh, cho phù hợp lại là một vấn đề khác.
Trong quá trình sử dụng tiếng Việt hằng ngày, cách nhấn âm, thái độ người nói, sắc thái tình cảm khi nói, điệu bộ cơ thể (body language) và việc dùng các từ địa phương, đều có những tác động khác nhau đến ý nghĩa của quá trình giao tiếp. Lấy ví du, 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam, cùng sử dụng tiếng Việt nhưng giọng điệu cũng đặc trưng theo từng miền. Một thực tế nữa, trong giao tiếp sử dụng tiếng Anh, bạn không chỉ nói tiếng Anh với người Anh, người Mỹ, hay người Úc mà còn nói tiếng Anh với người Ấn độ, Thailan. Họ không nói cùng một chất giọng đâu nhé. Rất nhiều người Singapore họ vừa có thể nói tiếng Hoa và cũng nói được tiếng Anh nữa. Tuy nhiêu mỗi khi họ nói tiếng Anh, thì dường như vẫn còn pha lẫn những âm của tiếng Hoa vào, làm nhiều người cảm thấy khó nghe. Và nếu bạn cũng quan tâm, và tìm hướng khắc phục vấn đề này thì youtube lại là lựa chọn thích hợp. Youtube giúp bạn có thể nghe tiếng Anh từ những người ở nhiều quốc gia khác nhau, vì có nhiều người ở nhiều nước khác nhau upload những video của họ lên youtube. Không những thế Youtube còn là một kho video rất nhiều chủ đề phong phú, từ film ảnh, nấu ăn, dạy tiếng Anh ... mà bạn có nghe cả đời cũng không hết. Hãy đọc thêm bài viết Thủ thuật sử dụng Youtube để học tiếng Anh. Bài viết mà tôi đã viết riêng để giải đáp những câu hỏi, tương tự như:
- Nghe video gì cho phù hợp với trình độ của tôi ?
- Gợi ý trình tự nghe Video tiếng Anh từ Youtube cho bạn.
- Nghe như thế nào cho hiệu quả ?
- Nghe bao lâu trong ngày, thì tiếng Anh của tôi mới tiến bộ ?
...2. Quên đi sách ngữ pháp.
Bạn đã học ngữ pháp bao nhiêu năm ở trường phổ thông rồi ? Bạn đã giao tiếp lưu loát tiếng Anh chưa ? Nếu câu trả lời là chưa, bạn nên tạm quên ngay việc học ngữ pháp đi nhé. Nói như thế không có nghĩa là "phủ nhận sạch trơn" vai trò của ngữ pháp. Mà điểm chính tôi muốn nhấn mạnh đó chính là, nếu tập trung vào nghe, nghe và nghe... tiếng Anh càng nhiều, thì ngữ pháp của bạn sẽ tự động hoàn thiện ngay trong quá trình nghe. Nếu bạn chưa tin thì bản thân tôi là một ví dụ. Tôi gọi cách học ngữ pháp này là "Ma thuật", bởi tôi thấy hiệu quả nhanh, nhưng không biết giải thích như thế nào. Nhiều khi ngồi nghe video tiếng Anh bổng dưng tôi "Ngộ" ra một điểm ngữ pháp thú vị nào đó, nhiều lúc la to "Thì ra là thế", làm mọi người xung quanh nhìn tôi với đôi mắt ... đẹp!. Thấy cũng lạ, tôi chỉ biết đọc biết viết khi vào lớp 1, và học ngữ văn khi vào lớp 3, mãi đến lớp 6 tôi mới học ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên tôi đã biết sử dụng tiếng việt, để giao tiếp với mọi người khi tôi được 3 hay 4 tuổi gì đấy. Vậy học nhiều ngữ pháp tiếng Anh trong sách ngữ pháp sẽ giúp bạn nghe và nói tiếng Anh lưu loát chăng ?
Một vấn đề nữa, biết quá nhiều ngữ pháp làm bạn sợ sai, khi muốn nói tiếng Anh đấy! Biết quá nhiều ngữ pháp sẽ làm chậm đi phản xạ nói của bạn nữa. Nhiều bạn muốn nói một câu tiếng Anh, lại tự hỏi dùng thì gì cho đúng? Chia động từ sao đây ?... Vậy thì làm sao họ nói tiếng Anh lưu loát được chứ. Xem xét với trường hợp tiếng Việt. Trước khi nói một câu tiếng Việt, bạn có bao giờ phải bậm tâm đến việc chia động từ, cấu trúc câu không ? Dường như nó diễn ra rất nhanh trong đầu bạn, bạn nghe và ngay sau đó câu trả lời vọt ra khỏi miệng rất nhanh chóng. Quá trình này như một phản xạ tự nhiên, hết sức bình thường đến mức, bạn và tôi không muốn giải thích tại sao lại như vậy ?
Học ngữ pháp thật nhiều nếu bạn muốn đi phân tích một ngôn ngữ, trở thành nhà văn, hơn là học cách sử dụng nó để giao tiếp. Học ngữ pháp quá nhiều, sẽ làm chậm đi phản xạ nói của bạn. Bạn nói tiếng Anh giao tiếp sẽ mất tự nhiên. Vậy thì hãy dừng ngay vịệc học cầm sách ngữ pháp (grammar) mà học, hay học trong sách giáo khoa tiếng Anh. Thay vào đó, hãy dành thời gian quý giá cho việc nghe video tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Anh của bạn sẽ hoàn thiện một cách tự động. :)
3. Học ngôn ngữ giao tiếp, phải rèn luyện phản xạ.
Hãy tin tôi, học bất kỳ một ngôn ngữ nào nhằm mục đích "giao tiếp", ngay cả tiếng mẹ đẻ đi nữa, thì rèn luyện phản xạ là rất quan trọng. Nói ngắn gọn về "phản xạ" là khả năng phản ứng hầu như tức thời trước một tác động nào đó. Quá trình rèn luyện phản xạ là phải lặp đi lặp lại một hành động nhiều lần, nhiều đến mức nó trở thành thói quen, và bạn không tốn quá nhiều sức lực, thời gian để thực hiện nó. Một ví dụ vui là: bạn có bao giờ tự hỏi, tôi đã xỏ tay trái hay tay phải vào trước, nếu muốn mặc áo ? Hay bạn có phải vò đầu, toát mồ hồi, lúng túng, tim đập loạn xạ, khi nói chuyện tiếng Việt với người Việt ?. Bản thân chúng ta đã rèn luyện phản xạ nghe, nói tiếng Việt như thế nào? Lúc còn nhỏ, lắng nghe Ba, Mẹ và những người xung quanh nói chuyện với chúng ta. Ban đầu bạn chỉ biết nghe. Bạn ghi nhớ âm thanh, lời nói gắn liền với những hàng động cụ thể. Chẳng hạn khi Mẹ cho ta ăn, kèm theo hành động cho ăn là nói "mum, mum hay ăn". Tức nhiên công việc này diễn ra nhiều lần, nhiều ngày, lặp đi lặp lại. Và bộ não của bạn học được một từ mới, với tất cả ý nghĩa về âm thanh, hành động ... đó là "ăn". Chúng ta tích lũy nhiều dần, qua năm tháng những từ mới, cụm từ mới, câu nói..., theo cách tương tự như vậy cho đến khi chúng ta tập nói và biết đối thoại.
Vậy hãy học tiếng Anh theo phương pháp phản xạ như đứa bé nhé, tuy nhiên bạn sẽ rút ngắn quá trình học đi rất nhiều. Vì bạn đã tích lũy một lượng lớn kiến thức, hệ thống các khái niệm, ngữ nghĩa, khi học tiếng Việt rồi. Ngoài ra việc thực hành nghe tiếng Anh của bạn còn chủ động hơn nhiều so với cách đứa bé học. Bạn có thể nghe video mình thích, nghe nhiều lần hơn nếu cần hoặc bỏ qua ... Vì thế bạn có thể tiến bộ rất nhanh chóng. Thật tuyệt vời !
Trong tình huống giao tiếp thực tế, bạn sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ "tôi phải nói 1 câu như thế nào". Nó diễn ra quá nhanh, nhanh đến mức nó phải trở thành một phản xạ nghe vào và nói ra tức thì. Một vấn đề nữa là: bạn không thể nào đoán trước người đối diện sẽ hỏi bạn câu gì ? họ sẽ dùng từ vựng nào ?, họ sẽ phát âm ra sao? trình độ của người nói ra sao ? Hay cứ yêu cầu họ cứ lặp lại mãi một câu nào đó mà bạn không hiểu (Repeat please !). Nên bạn phải nghe nhiều video càng tốt, nghe từ nhiều người khác nhau nói tiếng Anh càng tốt. Luyện phản xạ nghe được xem là quan trọng, bởi vì khi lắng nghe người khác nói, chúng ta bị động. Nếu bạn nghe mà không hiểu người đối diện nói gì thì bạn biết trả lời sao đây ? Cho dù bạn có nói hay cách mấy, phát âm chuẩn cách mấy đi nữa. Ngược lại, nếu bạn nói không giỏi, không biết nhiều từ, khả năng diễn đạt kém nhưng lại hiểu và bắt kịp ý của người đối diện, bạn có thể trả lời họ bằng nhiều cách diễn đạt ý khác nhau, dùng những từ vựng mà bạn biết để diễn đạt ý hay thậm chí dùng ngôn ngữ hình thể (body language). Thông thường, một người nào đó có thể luyện được khả năng nghe tiếng Anh tốt, thì khả năng nói và diễn đạt bằng tiếng Anh của họ cũng giỏi theo.
Bạn sẽ hỏi tôi, " Duy này, làm sao để rèn luyện phản xạ Nghe - Nói ?". Câu trả lời là: không còn cách nào khác là thực hành Nghe - Nói càng nhiều càng tốt. Nếu bạn có điều kiện đi học nước ngoài thì quá tuyệt vời phải không nào, hoặc có điều kiện về thời gian và tài chính theo học tại các trung tâm Anh ngữ "Cao cấp" thì không nói để làm gì. Tuy nhiên, tình huống của chúng ta là tự học để tiết kiệm, nhưng vẫn rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Đó là một trong những lý do, tại sao tôi đưa ra nguyên tắc đầu tiên "Nghe và xem các Video bằng tiếng Anh trên website Youtube". Sau đó cố gắng lặp lại những gì bạn nghe, hay tự nói chuyện bằng tiếng Anh, như thể bạn đang hội thoại với ai đó vậy. Nghe - lặp lại, Nghe - tự trả lời bằng tiếng Anh.
4. Quy luật 4 trong 1.
Chắc chắn nhiều bạn đã biết, muốn học giỏi tiếng Anh phải thông thạo cả 4 kỹ năng, đó là: Nghe (Listening); Nói (Speaking); Đọc (Reading) và Viết (Writing). Nhiều bạn khi học lại tách biệt chúng ra mà không nghĩ rằng chúng có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết. Dĩ nhiên 4 kỹ năng này vẫn có những quy luật riêng của nó, nếu như bạn muốn học chuyên sâu. Rằng, có một phương pháp học nào, hội tụ cả 4 kỹ năng này không ? và kỹ năng nào là quan trọng nhất ?. Trong bốn kỹ năng trên thì "Nghe", theo Duy là quan trọng nhất, nghe tốt thậm chí còn giúp bạn hoàn thiện nhanh 3 kỹ năng còn lại nữa đấy. Duy xin đưa ra 2 ví dụ minh họa sau đây:
Ví dụ 1: Bạn có thấy một người bị Điếc (xin lỗi ...), có thể nói được tiếng Mẹ đẻ như một người bình thường không ? ..... Một người Điếc không thể nghe âm thanh và trong đầu họ không xây dựng được một hệ thống khái niệm về âm thanh, vì thế mà họ cũng không thể Nói được như một người bình thường. Con người gần như có thể phát âm lại chính xác những âm thanh mà họ nghe được từ người khác nói nhiều lần.
Ví dụ 2: Hãy quan sát những đứa trẻ (Baby) học nói. Khi mới sinh ra chúng chỉ nhìn, và lắng nghe những người xung quanh nói. Nhưng lạ kỳ thay, sau một thời gian chúng biết nói bập bẹ 1 từ, rồi 2 từ cùng lúc và dần dần là một câu hoàn chỉnh, một số bé còn hát nhạc Xuân Mai nữa !.
Trước khi vào lớp 1 những em bé thậm chí chưa biết đọc, biết viết, chúng chỉ nghe và nói, giao tiếp được. Nhưng sau đó 2 kỹ năng đọc và viết này hoàn thiện rất nhanh.Vậy hãy tôn trọng quy trình tự nhiên của ngôn ngữ là Nghe (Listening) => Nói (Speaking) =>Đọc (Reading) => Viết (Writing). Và Nghe là kỹ năng quan trọng hàng đầu khi học một ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp. Nghe hội tụ cả 3 kỹ năng còn lại. Dành chút thời gian để suy nghĩ về việc học tiêng Anh 4 trong 1 như sau:
- Rèn luyện khả năng nghe (Listening) tiếng Anh bằng cách nghe những video tiếng Anh.
- Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh bằng cách nghe và tự lặp lại những video tiếng Anh.
- Rèn luyện ngữ pháp viết (writing) bằng cách nghe video dạy viết bằng tiếng Anh.
- Nâng cao kỹ năng đọc hiểu (Reading) cũng bằng cách nghe những video dạy đọc hiểu song song với việc thực hành việc đọc hiểu tiếng Anh.
5. Tính kỹ luật.
Nếu bạn đã đọc xong 4 quy tắc mà tôi đưa ra ở trên, thì xin chúc mừng bạn. Tôi mong rằng nó mang đến những điều bổ ích cho bạn trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ để bạn thành công với mục tiêu "Tôi có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát". Nếu bạn thấy hứng thú, và có niền tin, hãy thực hành Nghe video tiếng Anh ngay. Vấn đề bây giờ là thời gian, sự kiên trì và lòng quyết tâm của chính bạn. Bạn nên duy trì, thực hành nghe càng nhiều càng tốt, nghe càng thường xuyên càng tiến bộ nhanh.
Tinh thần học tập, sự kiên trì, bản lĩnh và lòng quyết tâm có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hương rất lớn đến sự thành công của bạn. Đừng để những chương trình tivi, facebook, game... tiêu tốn nhiều thời gian của bạn, hãy dành thời gian quý giá đó để học tập tiếng Anh. Không ít bạn cảm thấy chán nản rồi bỏ cuộc, cố gắng kiên định mục tiêu, sự tiến bộ sau những nỗ lực học tập sẽ giúp bạn có thêm niềm tin, phấn khởi để tiếp tục chặn đường.
Tôi đã thành công khi học giao tiếp tiếng Anh theo phương pháp trên. Tôi tin chắc bạn cũng sẽ làm được như tôi. Đừng ngần ngại email cho tôi, những câu hỏi bạn cần giải đáp. Càng vui hơn khi nhận được ý kiến đóng góp và phê bình chân thành từ các bạn gần xa.
Thủ thuật sử dụng Youtube để học tiếng Anh
Youtube được xem là kho lưu trữ video lớn nhất thế giới hiện nay. Youtube được google mua lại và phát triển. Bạn có thể download video, tìm và xem video bạn thích thông qua website này. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một tài khoản tại đây, sau đó upload những video của chính bạn, ngoài ra bạn còn có thể kiếm tiền từ youtube nữa đấy. Tuyệt vời quá phải không nào. Nếu bạn cảm thấy hứng thú, bạn có tìm kiếm thêm thông tin trên Internet, tôi không phân tích sâu trong phạm vi bài viết này. Chủ đề chính tôi muốn đề cập là "Sử dụng youtube để học tiếng Anh".
1. Tìm kiếm những video trên youtube.
Truy cập vào website www.youtube.com. Trong giao diện chính của trang web, gõ từ khóa cần tìm kiếm vào thanh tìm kiểm ở đầu trang. Ví dụ Duy tìm với từ khóa "learning english basic" nhấn Enter, 1 danh sách các video liên quan đến từ khóa tìm kiếm sẽ được youtube hiển thị.
Các bạn thấy có hơn 14 triệu kết quả. Nếu cảm thấy quá nhiều để chọn lựa, bạn có thể lọc lại danh sách theo nhiều tiêu chí. Để lọc danh sách click vào Filters, một danh sách xổ xuống cho bạn lựa chọn.
Click vào 1 tùy chọn, ví dụ xếp hạng (Rating), hay chất lượng video (HD) ...Hãy tự mình trãi nghiệm với những tùy chọn khác, bạn sẽ thấy thú vị lắm đấy. Sau đó lựa chọn 1 video bạn thích trong danh sách, click vào video thì một trang web mới hiện ra cho bạn xem video đó, như hình sau:
Bạn có thể nhìn thấy cột bên tay phải, đó là nơi youtube liệt kê danh sách những video có nội dung tương tự hay cùng chủ đề với video trong cửa sổ chính.
2. Một số nút điều khiển cơ bản.
Chú ý các nút đã đánh số thứ tự từ 1 đến 8 trong hình trên. Chúng ta sẽ xem xét chức năng của từng nút:
- Ngừng (Stop) hay Chơi (Play) video hiện hành.
- Tùy chỉnh âm lượng lớn, nhỏ.
- Chiều dài video theo phút:giây.
- Nút "Watch Later", lưu video này vào danh sách để xem sau (chỉ khi là thành viên youtube).
- Nút "Captions" nút này cho bạn xem video với phụ đề theo ngôn ngữ mình muốn. Đây là phần rất quan trọng giúp bạn học tiếng Anh trên youtube hiệu quả đấy.
- Nút "Settings" cho bạn xem video ở nhiều chất lượng khác nhau, tuy nhiên tốc độ tải video tùy thuộc vào đường truyền Internet mà bạn đang sử dụng. Bạn sẽ mất thời gian tải nếu xem video ở độ phân giải HD với một đường truyền chậm, nhưng đổi lại chất lượng hình ảnh sẽ tuyệt vời hơn.
- Xem video ở khung hình rộng hơn.
- Xem video ở chế độ toàn màng hình (Full screen). Nhấn nút "Esc" trên bàn phím để trở lại chế độ xem bình thường.
3. Xem phụ đề tiếng Việt hay tiếng Anh.
Điều này thực sự là một ưu điểm rất hay của youtube, giúp nó trở thành lựa chọn số 1 để học tiếng Anh. Cho phép bạn xem video với "phụ đề" gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau, dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Chúng ta phân tích điều này qua hình sau đây.
Chúng ta nhớ lại nút "Captions" là nút số 5 trong hình 3 mà chúng ta đã xem xét ở bước 2. Nếu nghe một video mà không hiểu, bạn có thể hiển thị phụ đề ngay trong video đó, giống như trường hợp bạn xem phim tiếng Anh với phụ đề tiếng Việt vậy. Bạn có thể chọn hiển thị phụ đề tiếng Anh hay tiếng Việt cũng được.
3.1 Hiển thị phụ đề tiếng Anh.
Click nút "Captions" (xem Hình 4), trong menu phụ xuất hiện bạn click danh sách xổ xuống, click vào tùy chọn English trong danh sách. Bạn sẽ thấy trong video xuất hiện phụ đề tiếng Anh như hình sau.
3.2 Hiển thị phụ đề tiếng Việt.
Click nút "Captions" (xem Hình 4), trong menu phụ xuất hiện bạn click danh sách xổ xuống, click vào tùy chọn "English >> Vietnamese" trong danh sách. Bạn sẽ thấy trong video xuất hiện phụ đề tiếng Việt.
3.3 Cửa sổ dịch Transcript.
Nếu không muốn hiển thị phụ đề tiếng Anh hay Việt trong video. Bạn còn một lựa chọn khác là hiển thị cả bài nói trong cửa sổ "Transcript" ngay bên dưới video bạn đang xem. Nhìn hình minh họa sau:
Menu phụ cho bạn chuyển đổi qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Tiện ích này giúp bạn kiểm tra khả năng nghe tiếng Anh của bạn, hoặc ghi chép và chú thích lại các từ mới cần học.
Lượt xem: