Trung tâm gia sư Olympia
gia su day kem

Top 12 cách học bài nhanh, hiệu quả được nhiều người sử dụng

Thông thường sự yên tĩnh sẽ cao nhất vào khoảng thời gian từ 4h sáng đến 6h sáng hoặc 9h đêm đến tối muộn. Tùy vào từng hoàn cảnh bạn có thể sắp xếp để cho mình một không gian học tập phù hợp nhất.

Với không gian học tập của cá nhân, bạn cũng thường xuyên duy trì thói quen sắp xếp đồ đạc ngăn nắp và khoa học. Điều này cũng mang lại cho bạn một cảm hứng học tập được tốt hơn.

1. Học trong không gian yên tĩnh

Top 12 cách học bài nhanh, hiệu quả

 Thư viện là một môi trường lý tưởng để học thuộc lòng

Yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm việc của bạn. Đối với việc học thuộc lòng cũng vậy, bạn cần có một không gian yên tĩnh.

Không gian yên tĩnh là không gian rộng rãi, thoáng mát, không có tiếng ồn của người nói, tiếng reo đùa hay bất kỳ thứ âm thanh bên ngoài nào như tiếng ca hát, tiếng tivi, đài radio.

Không gian yên tĩnh mang lại cho con người sự tập trung cao độ, giúp cho trí não hoạt động hiệu quả trong việc giải mã các ngôn ngữ cũng như tạo mối liên hệ giữa các câu từ để giúp hiểu nội dung vấn đề tốt hơn qua đó hỗ trợ tối đa cho việc học thuộc lòng tốt hơn.

Không gian yên tĩnh mà bạn có thể chọn cho mình đó có thể là phòng cá nhân, thư viện trường hay là công viên, thư viện…

2. Đọc toàn bộ nội dung để hiểu ý sau đó gạch chân các từ khóa, ý quan trọng

Với những môn xã hội như Văn, Sử, Địa rất nhiều chữ, nhiều bạn thực sự thấy “ngán ngẩm” trước những hàng chữ. Thế nhưng, nếu biết cách học thì cũng không quá khó với các bạn.

Hãy đừng nhìn vào số lượng các trang của một bài học mà thở dài và chán nản, hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái và bắt đầu dễ chịu hơn.

Bạn hãy cố gắng dành thời gian và sự tập trung để đọc hết toàn bộ nội dung của bài học. Đó có thể là một tác phẩm văn học hay một chiến dịch lịch sử…

Sau khi đọc hết toàn bộ nội dung bài học, trong đầu bạn đã có thể hệ thống lại toàn bộ nội dung một cách đơn giản nhất, mặc dù chưa đầy đủ lắm. Lúc này, bạn hãy áp dụng cách chọn lọc ra những ý chính và đánh dấu bằng bút màu các từ khóa, ý quan trọng.

Nếu là tác phẩm văn học thì có thể là sơ lược về tiểu sử tác giả, những câu văn hàm ý súc túc của bài văn. Hay với môn lịch sử, bạn hãy đánh dấu vào các cột mốc ngày tháng, tên chiến dịch, người cầm quân…

Cách liệt kê, gạch ý chính này giúp cho người học hiểu toàn bộ nội dung một cách chọn lọc, cô đọng súc túc mà không hề dài dòng, khó hiểu. Từ những ý chính này, có thể triển khai các ý phụ theo tư duy logic và mạch văn của người diễn đạt.

Cách học này vừa tránh nhàm chán, nản lòng mà còn giúp chúng ta tránh được học thuộc lòng theo kiểu “học vẹt” gây khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện kiến thức.

Tóm tắt các ý chính lại vừa giúp bạn rút gọn được nội dung và giúp bạn ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học.

3. Tóm tắt lại các ý chính

Một tác phẩm văn học, một chiến dịch lịch sử, một bài học về địa lý,…nếu để thuộc từng câu, từng chữ là rất khó và mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao.

Nếu bạn biết cách loại bỏ những nội dung không quan trọng, chỉ chọn lọc những ý quan trọng bằng cách tô đậm hay bôi màu các ý chính quan trọng thì việc hệ thống lại nội dung bài học sẽ dễ dàng hơn.

Hãy dùng bút liệt kê những ý chính, ý quan trọng của bài học có thể theo mục đề và gạch đầu dòng. Từ đó các bạn có thể lập được một dàn ý hay sườn bài hay là một sơ đồ tư duy một cách đầy đủ, khoa học.

Từ những ý chính được vạch ra, bạn dễ dàng triển khai các ý phụ mà vẫn không bị thiếu nội dung cốt lõi. Đây là một biện pháp học thuộc cực kỳ hiệu quả được áp dụng trên nhiều cấp học, nhiều môn học khách nhau.

 4. Liên hệ bài học với thực tế

“Học đi đôi với hành” là câu nói từ trước giờ vẫn được thầy cô giáo dạy. Hành ở đây có thể là thực hành hay vận hành. Nghĩa là bạn biết cách liên hệ bài học với thực tế một cách khoa học nhất thì việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Với các môn xã hội thì sự vận dụng để liên hệ thực tế khá rõ. Nhất là với văn học, mỗi tác phẩm là một câu chuyện thật của nhân vật vào tại thời điểm xã hội bấy giờ.

Nếu bạn biết đặt mình vào vị trí nhân vật thời điểm đó thì không những hiểu rõ về nội dung tác phẩm và còn có thể ăn nhập với nhân vật cả về những dòng cảm xúc văn chương.

Hãy cho đầu óc mình được tưởng tượng để vận dụng vào thực tế. Nếu học về lịch sử hãy ghi nhớ và vận dụng những kiến thức về cột mốc quan trọng như ngày tháng năm.

Hay học qua các di tích, phim tài liệu, hiện vật… sẽ giúp cho bộ não ghi nhớ tốt hơn các sự kiện một cách có thứ tự, ngăn nắp mà không hề khó.

Vì vậy, bản thân mỗi người hãy rèn luyện trí tưởng tưởng của mình để có thể vận dụng giữa bài học và thực tế một cách logic và thú vị. Đây thực sự là một cách học thuộc lòng vô cùng hiệu quả.

5. Học với tâm trạng thoải mái

Học với tâm trạng thoải mái

Hãy tạo cho bản thân một tâm trạng thoải mái khi học tập từ đó sẽ giúp bạn lĩnh hội kiến thức bài học được tốt hơn

Yếu tố tâm trạng quyết định rất lớn đến chất lượng học tập. Bởi vậy, hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, sẵn sàng đón những khó khăn, thử thách mới.

Đừng giữ một tâm trạng khó chịu, chán nản khi bắt đầu một bài học vì nó không những không đem lại hiệu quả mà còn gây áp lực cho chính bộ não và cơ thể của chúng ta.

Cố gắng nhìn mọi việc bằng hướng tích cực, tự tạo niềm vui, sự hứng khởi khi bắt đầu một bài học. Từ đó, các em sẽ có thêm năng lượng cho sự khởi đầu hiệu quả hơn.

6. Tìm sách tham khảo, nội dung học chất lượng

Những kiến thức trong sách giáo khoa các bạn được tiếp cận là những kiến thức cơ bản và hệ thống nhất. Để có thể hiểu sâu, hiểu rõ và nâng cao kiến thức hoặc đơn giản là để hiểu hơn và học thuộc lòng nhanh hơn thì bạn nên tìm đọc thêm một số sách tham khảo.

Sách tham khảo ở đây không bắt buộc là sách nâng cao mà là sách có thể cung cấp đầy đủ hơn, chi tiết và dễ hiểu hơn các kiến thức cơ bản được học. Có thể giúp các em học tốt hơn, hiểu nhanh hơn để từ đó việc học thuộc lòng được đơn giản hơn.

7. Chia nội dung cần học thành các phần nhỏ

Một bài học với nhiều trang giấy và một lô lốc các công thức thì việc ghi nhớ sẽ rất khó. Bạn hãy học theo cách người thông minh học là chia nhỏ các nội dung ra một cách khoa học, thứ tự.

Với một bài học, bạn có thể chia nhỏ theo các đầu mục, dưới các đầu mục lại có các ý chính nhỏ. Hãy cố gắng học tốt các phần theo thứ tự để hệ thống hóa và ghi nhớ bài học được tốt hơn.

Ví dụ khi bạn học về tác phẩm văn học hãy chia ra các mục nhỏ như: tác giả, Tác phẩm, đoạn 1, đoạn 2,…

Việc chia nhỏ nội dung là rất quan trọng, đòi hỏi bạn phải biết cách chọn lọc và hệ thống tốt nội dung. Đây là cách học tốt nhất dành cho các môn học thiên về xã hội.

 8. Vừa học vừa ghi chép một cách có hệ thống

Nếu như chỉ học không thôi, không có sự ghi chép chọn lọc thì không khác gì bạn đang “học vẹt”, không những không hiểu nội dung mà lại không ghi nhớ được gì.

Hãy vừa học, vừa dùng bút để ghi chép. Việc ghi chép lại như một phép nhân đôi khả năng ghi nhớ của bộ não, từ đó giúp bạn hệ thống lại nội dung tốt hơn và học thuộc nhanh hơn.

Hãy chăm chú nghe thầy cô giảng trên lớp, kết hợp với sự ghi chép có hệ thống, chọn lọc logic thì việc học thuộc lòng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

9. Học cùng bạn bè

Học cùng bạn bè

Hãy chọn cho mình một đội nhóm học tập tốt để tạo động lực và củng cố kiến thức cho nhau được tốt hơn.

Chắc hẳn ai cũng từng nghe câu nói “Học thầy không tày học bạn”, quả không sai đâu các bạn ạ.

Học ở bạn bè không những giúp chúng ta bổ sung kiến thức tốt hơn và còn giúp chúng ta lĩnh hội những cái ưu điểm của bạn từ cách học và hơn nữa là tạo ra năng lượng, sự hứng khởi trong học tập của nhau.

Sự tương tác tốt giữa các bạn học cùng nhau tạo ra hứng thú học tập và có thể giúp kiểm tra chéo kiến thức lẫn nhau.

Và tất nhiên điều không kém phần quan trọng là chọn bạn học. Hãy lập nhóm với những bạn học khá, có tinh thần học tập nghiêm túc, chăm chỉ và tinh thần giúp đỡ đoàn kết lẫn nhau.

10. Không nên vừa học dở dang môn này đã chuyển sang môn khác để tránh bị phân tâm

Nếu như đang học môn Toán, bạn thấy chán quá mang môn Văn ra học đó là một sai lầm lớn. Việc học dở dang môn học này rồi chuyển sang môn học khác không những làm chính bản thân bị phân tâm mà còn gây tâm lý chán nản không muốn học, từ đó để có thể ghi nhớ kiến thức là rất khó.

Vì vậy, để có kết quả học tốt nhất thì bạn hãy kiên trì học môn học đó, dù đang gặp phải khó khăn hay không hiểu. Hãy cố gắng tìm tòi kiến thức bên ngoài để bổ trợ cho phần còn khó hiểu, từ đó bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn và hiểu bản chất vấn đề được tốt hơn.

11. Vừa học vừa nghe nhạc có phải là cách học thuộc nhanh không?

Đây vẫn đang là một câu hỏi của rất nhiều người “ Liệu vừa học vừa nghe nhạc có hiệu quả hay không?”. Hiện nay, đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Mỗi ý kiến đều có lí lẽ của riêng mình.

Thứ nhất, nhiều người cho rằng việc học, nhất là học thuộc lòng cần một không gian yên tĩnh để có thể tập trung học tập.

Điều này không sai, môi trường yên tĩnh giúp cho sự tập trung được tốt hơn và dĩ nhiên là mang lại hiệu quả học tốt hơn.

Vừa học vừa nghe nhạc có phải là cách học thuộc nhanh

Một bản nhạc không lời du dương giúp bạn loại bỏ được tạp âm bên ngoài và học tập được tốt hơn.

Thứ hai, với những người không được quyền lựa chọn môi trường học tập.  Ví dụ như họ phải học ở nơi khá ồn ào, nhiều tạp âm như khi nhà ở mặt đường tiếng còi xe đi lại.

Hay gần trường trẻ mẫu giáo, khu công nghiệp… thì việc nghe một bản nhạc không lời du dương, nhẹ nhàng sẽ giúp cho đầu óc được thư giãn, tinh thần được thoải mái và việc học tập sẽ được tốt hơn.

Và dĩ nhiên, đây cũng là một lí do không hề sai với những người bắt buộc phải học tập ở nơi không gian khá ồn ào.

Việc nghe nhạc hay không nghe nhạc phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng người và sự thích nghi của mỗi người khác nhau. Bởi vậy, bạn cần có sự lựa chọn phù hợp để đảm bảo kết quả tốt cho việc học của mình.

12. Phân chia thời gian học và nghỉ ngơi một cách hợp lý

Một thời gian biểu hợp lý và khoa học không những mang lại kết quả học tập tốt mà còn giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt, giữ được nguồn năng lượng, sự hứng khởi trong học tập cao hơn.

Vì vậy, hãy phân chia thời gian học tập và nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh việc quá lạm dụng thời gian học hay thời gian nghỉ quá nhiều sẽ dễ làm sao nhãng nhiệm vụ học tập và từ đó dẫn đến kết quả học tập kém.

Nếu bạn muốn học thuộc tốt nhất thì hãy cố gắng phân chia thời gian học thuộc vào các buổi sáng sớm lúc mới tỉnh giấc là lúc đầu óc vừa được nghỉ ngơi dễ dàng nạp kiến thức hơn.

Ngược lại, bạn cũng không nên thức quá khua để học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho tinh thần học tập suy giảm.

Trên đây, là những chia sẻ về các cách học thuộc nhanh nhất và hiệu quả nhất các bạn học sinh có thể tham khảo và áp dụng để cho mình một kết quả học tập được tốt nhất.


Lượt xem: 1

btn-zalo